dinh-nghia-phi-quan-ly-chung-cu

Phí quản lý chung cư là một yếu tố mà rất nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn thuê/mua căn hộ. Ngoài ra, đây cũng là một vấn đề dễ gây nên mâu thuẫn giữa khách hàng và chủ đầu tư nhất. Do đó, để tránh những tranh chấp không đáng có, quý khách cần hiểu rõ phí quản lý chung cư là gì? Mục đích, thành phần, cách tính và những vấn đề liên quan đến pháp luật, cũng như cách phân biệt loại phí này với phí bảo trì.

Phí quản lý chung cư là gì?

Theo quy định tại Điều 31, căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13: 

Phí quản lý chung cư là kinh phí quản lý và vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng (khách hàng mua/thuê chung cư) đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ, để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc như vệ sinh, thu gom rác, bảo vệ, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng,… cho khu vực tiện ích và không gian chung của chung cư.

Loại phí này được tính bao gồm cả trường hợp khách hàng đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư nhưng chưa sử dụng. 

"Định

>> Xem thêm: Định giá bất động sản.

Thu phí quản lý chung cư để làm gì?

Như đã trình bày, phí quản lý vận hành chung cư là khoản tiền dùng để chi trả cho các công việc bảo trì, quản lý và vận hành của khu chung cư. Bởi vì những công việc ấy được thực hiện nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo an ninh khu vực: Có đội ngũ bảo vệ túc trực 24/24 hệ thống camera giám sát, cảnh giới cho mỗi khu vực khác nhau (nhà xe, cổng, sảnh chính,…). Ngoài ra, đội ngũ an ninh còn là chỗ dựa vững chắc cho người dân trong khu chung cư khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
  • Hệ thống chiếu sáng chung (như đèn hành lang, đèn trang trí trong khuôn viên,…).
  • Bảo dưỡng sân vườn: trồng, trang trí, bón phân, tưới nước cho cây và hoa.
  • Bảo dưỡng trang thiết bị, hệ thống điện, nước, máy móc,…
  • Lau chùi và thu dọn chất ở sảnh, lối đi, cầu thang và những khu vực chung khác.
  • Một số chi phí khi đầu tư thêm tiện ích như sân bóng, máy tập thể dục ngoài trời, đài phun nước, cầu trượt, bập bênh cho trẻ,… nếu có.
  • Trả lương cho nhân sự văn phòng xử lý công việc hành chính.
  • Trả lương cho ban quản lý và nhân sự điều hành, giám sát hoạt động chung của cả tòa chung cư.
"">
Phí quản lý chung cư được sử dụng để chi trả cho các hoạt động diệt côn trùng, chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên chung cư

Cách tính phí quản lý chung cư

Theo Điều 30 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD, chi phí quản lý, vận hành chung cư được quy định như sau: Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng, được tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng hoặc phần diện tích khác trong nhà (xác định theo diện tích thông thủy).

Vậy, đơn giá tính phí quản lý chung cư được quy định hiện nay là bao nhiêu? Phí quản lý chung cư tính trên diện tích nào? Để trả lời cho câu hỏi này, quý khách có thể dựa vào khung giá quản lý vận hành nhà chung cư của TP.HCM, theo Quyết định 11/2018/QĐ-UBND:

  • Đối với chung cư không có thang máy thì mức phí dao động từ 500 VNĐ/m2 đến 3.000 VNĐ/m2/tháng/căn chung cư.
  • Đối với chung cư có thang máy thì mức phí dao động từ 1.500 VNĐ/m2 đến 6.000 VNĐ/m2/tháng/căn chung cư.
  • Riêng với những căn hộ, chung cư cao cấp thì mức phí quản lý sẽ cao hơn, khoảng 10.000 VNĐ/m2/tháng/căn hoặc được thỏa thuận trong hợp đồng với chủ đầu tư.

>> Lưu ý rằng việc tính phí quản lý đối với từng căn hộ chung cư phải dựa vào diện tích thông thủy.

Công thức tính như sau:

Chi phí quản lý chung cư = Đơn giá x diện tích của căn chung cư.

Trong đó:

  • Đơn giá sẽ phụ thuộc vào loại hình chung cư (bình dân hay cao cấp) hoặc tùy theo thỏa thuận của khách hàng với chủ đầu tư.
  • Diện tích được tính dựa trên diện tích thông thủy (không tính theo diện tích tim tường).

Chi phí quản lý thường được thu theo tháng hoặc theo định kỳ (tuần, quý, năm,…) tùy theo các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Công thức tính chi phí
Công thức tính chi phí quản lý, vận hành chung cư

Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT không?

Phí quản lý vận hành nhà chung cư là một trong những khoản phí phải chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Khi đóng phí, quý khách sẽ đóng kèm cả khoản GTGT này cho ban quản lý. Đây là chủ thể đại diện thu và nộp lại cho nhà nước theo quy định. Ban quản lý tòa nhà đồng thời cũng sẽ nhận được hóa đơn thuế giá trị gia tăng, vì vậy, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về khoản nộp phí của mình.

Quy định chung về việc đóng chi phí quản lý chung cư theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 69/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD) về nguyên tắc sử dụng chi phí quản lý vận hành chung cư như sau:

  • Việc đóng phí quản lý chung cư phải được thực hiện theo thỏa thuận giữa 2 bên dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở.
  • Việc sử dụng kinh phí đã thu phải đảm bảo đúng mục đích, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  • Khách hàng – người sở hữu/sử dụng căn chung cư – có nghĩa vụ phải đóng kinh phí bảo trì, vận hành, quản lý chung cư đúng hạn theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
  • Phải chấp hành nội quy về quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở và vấn đề pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.
  • Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc quản lý, sử dụng phí quản lý vận hành nhà chung cư sẽ được đối chiếu theo Luật Nhà ở.
  • Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chung cư đều phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước khuyến khích chủ đầu tư, đơn vị quản lý,… áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quá trình quản lý, sử dụng và vận hành chung cư.

Tóm lại, việc đóng phí quản lý chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và chủ đầu tư, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Phí quản lý có thể được điều chỉnh tủy theo tình hình thực tế – chất lượng, tiện ích của tòa chung cư. Sau khi thỏa thuận, cả 2 bên đều phải có quyền và nghĩa vụ, ý thức giữ gìn các tài sản chung, giúp kinh phí quản lý được sử dụng đúng mục đích.

Quy định pháp luật
Quy định về phí quản lý nhà chung cư, vận hành chung cư theo pháp luật

Phân biệt phí quản lý và phí bảo trì

Phí quản lý và phí bảo trì là 2 loại phí quản lý chung cư mà bất kỳ cư dân nào cũng phải quan tâm. Khác với phí quản lý, phí bảo trì chung cư là một phần phí được nộp vào ngân sách chung với mục đích chi trả cho việc bảo dưỡng và sửa chữa cho những phần sở hữu chung. Phí bảo trì chung cư được tách bạch rõ ràng với phí quản lý nhằm kiểm soát mục đích sử dụng dễ dàng hơn. Phí bảo trì được tính bằng 2%  giá bán căn chung cư (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Các công việc sử dụng phí bảo trì gồm:

  • Bảo trì định kỳ thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, thiết bị PCCC.
  • Hút bể phốt định kỳ, khử khuẩn, xử lý các sự cố về tắc nghẽn, ô nhiễm nước thải của khu chung cư.

Ngoài ra, còn những khoản phí bảo trì khác tùy vào từng đặc điểm của chung cư. Để dễ phân biệt hơn, Pres xin tóm tắt những điểm khác biệt như sau:

BẢNG SO SÁNH PHÍ QUẢN LÝ CHUNG CƯ VÀ PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ

Phí quản lý

Phí bảo trì
   Được ghi nhận ở tài khoản phí quản lý.    Được ghi nhận ở tài khoản phí bảo trì.
   Chi trả cho các nhân viên thực hiện công việc an ninh, vệ sinh, chăm sóc cảnh quan chung cư,…    – Chi trả công tác bảo trì máy móc, thiết bị, an ninh như kiểm tra thang máy, hệ thống điện, nước, PCCC,…

   – Sửa chữa và trang bị thêm các thiết bị.

   – Chi trả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hút bể phốt, dọn rác,…

   Các công việc quản lý được thực hiện liên tục mỗi ngày.    Các công việc bảo trì được thực hiện định kỳ theo tuần hoặc tháng.
So sánh phí bảo trì và phí quản lý chung cư
So sánh phí bảo trì và phí quản lý, vận hành chung cư

Việc tìm hiểu thông tin về phí quản lý chung cư chính là một cách thông minh để hạn chế rủi ro khi mua nhà. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, Pres đã giúp cho quý khách lựa chọn được một căn chung cư ưng ý. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua website pres.vn để được tư vấn!

Compare Properties

Compare (0)

NHẬN KÝ GỬI MUA BÁN - CHO THUÊ CĂN HỘ ONE VERANDAH | EMPIRE CITY THỦ THIÊM

X