
Khi đi mua căn hộ, điều mà hầu hết khách hàng quan tâm chính là diện tích. Tuy nhiên, có đến 2 cách tính cho ra kết quả khác nhau, bao gồm diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Vậy, diện tích thông thủy là gì? Diện tích tim tường là gì? Pháp luật quy định căn hộ sẽ được tính theo diện tích nào?
Thông thủy là gì? Diện tích thông thủy là gì?
Trước khi tìm hiểu diện tích thông thủy là gì thì khách hàng phải hiểu ý nghĩa của từ “thông thủy”. Thông thủy là một từ Hán Việt, diễn tả phần không gian nước có thể chảy qua được mà không bị ngăn cản.
Hiểu một cách đơn giản, diện tích thông thủy là phần mặt sàn trống, không có tường ngăn cách. Do đó, phần diện tích này còn được gọi là diện tích sử dụng căn hộ, diện tích lọt lòng, diện tích trải thảm.
Tim tường là gì? Diện tích tim tường là gì?
Tim tường là phần mốc diện tích bắt đầu từ tâm tường ở trung tâm căn hộ. Vì thế, diện tích tim tường sẽ bao gồm cả phần sàn được sử dụng làm tường, hộp kỹ thuật và cột nhà – nên còn được gọi là “diện tích sàn xây dựng”.
Ngoài ra, diện tích tim tường còn có tên gọi khác là diện tích phù bì – “phù bì” mang nghĩa “bao quát kín” – tính bao quát cả phần tường trùm kín căn hộ vào diện tích.
>> Xem thêm: Thuật ngữ bất động sản.
Cách tính diện tích thông thủy và diện tích tim tường
Công thức tính diện tích thông thủy và diện tích tim tường là khác nhau nên sẽ cho ra kết quả khác nhau. Cụ thể, diện tích tim tường sẽ lớn hơn diện tích thông thủy.
Cách tính diện tích thông thủy
Công thức:
Diện tích thông thủy = Diện tích sàn sử dụng = Diện tích toàn bộ căn phòng theo tim tường – diện tích ban công – diện tích tường – diện tích cột nhà – diện tích hộp kỹ thuật. |
Cách tính diện tích tim tường
Công thức:
Diện tích tim tường = Toàn bộ diện tích được sử dụng để xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công + diện tích cột nhà + diện tích hộp kỹ thuật. |
Trong đó:
- Diện tích sàn sử dụng chính là diện tích thông thủy.
- Diện tích hộp kỹ thuật là phần tường thạch cao được lấp lại để che đường ống nước, ống thông gió,…
Tóm lại, mối liên hệ giữa diện tích tim tường và diện tích thông thủy được thể hiện qua công thức sau đây:
Diện tích tim tường = Diện tích thông thủy + phần diện tích tường, ban công, cột nhà, hộp kỹ thuật. |
Phân biệt diện tích thông thủy và diện tích tim tường
Qua những thông tin giải đáp về diện tích tim tường, diện tích thông thủy là gì ở trên, khách hàng sẽ nhận thấy sự khác nhau rõ rệt trong bảng như sau:
BẢNG PHÂN BIỆT DIỆN TÍCH TIM TƯỜNG VÀ DIỆN TÍCH THÔNG THỦY
Diện tích tim tường | Diện tích thông thủy |
Có diện tích tính được lớn hơn | Có diện tích tính được nhỏ hơn |
Bao gồm cả phần tường, cột, hộp kỹ thuật, ban công,… | Chỉ tính phần diện tích mặt sàn được sử dụng, không tính cột, tường, ban công,… |
Vậy, tại sao người ta lại chia thành 2 cách tính diện tích? Pres xin lý giải với quý khách hàng như sau:
- Tính theo diện tích tim tường sẽ phù hợp hơn khi xét về khả năng thực thi quyền sở hữu.
- Tính theo diện tích thông thủy sẽ chính xác hơn nếu xét trên quyền lợi sử dụng căn hộ của khách hàng.
Cụ thể, việc tính diện tích tim tường sẽ xác nhận rằng khách hàng có toàn quyền sở hữu và sử dụng phần tường của căn hộ. Điều này có ý nghĩa hơn bởi khách hàng không chỉ sử dụng phần diện tích thông thủy mà còn tác động đến tường bao để khoan lỗ treo tranh, TV, giá đỡ,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng phần tường, nếu khách hàng mua căn hộ 75m2 nhưng chỉ sử dụng được 70m2 thì rất thiệt thòi. Do đó, phương pháp tính diện tích thông thủy sẽ có lợi hơn cho đa số khách hàng và hiện được áp dụng phổ biến.
Quy định diện tích căn hộ hiện nay được tính theo cách nào?
Theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, khi khai báo diện tích căn hộ chung cư thì chủ dự án phải áp dụng theo nguyên tắc thông thủy. Đây là cách tính chuẩn nhất để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán.
Theo Thông tư cũ trước đây, chủ đầu tư có quyền tự lựa chọn cách tính diện tích khi thỏa thuận hợp đồng giao dịch. Tuy nhiên, cách tính theo diện tích tim tường gây ra nhiều bất cập, khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi. Vì vậy, theo Luật Nhà ở được cập nhật vào năm 2014, pháp luật thống nhất quy định rằng khi khai báo thông tin nhà ở phải tính theo diện tích thông thủy. Phương pháp này không chỉ đảm bảo diện tích thực tế sử dụng được của căn hộ mà còn giúp tối ưu chi phí quản lý, vận hành cho khách hàng.
Ngoài ra, theo Điều 9, Luật nhà ở Số 65/2014/QH13, khi giao dịch bất động sản có Sổ đỏ thì cơ quan có thẩm quyền phải ghi rõ cả diện tích tim tường và thông thủy một cách chính xác, đầy đủ.
>> Xem thêm: Căn hộ chung cư condotel là gì? Mô hình pháp lý của condotel.
Kinh nghiệm dành cho khách hàng khi nhận bàn giao căn hộ
Bên cạnh việc nắm rõ diện tích thông thủy là gì và những kiến thức pháp luật có liên quan khi giao dịch căn hộ, khách hàng cần phải chú ý thêm những vấn đề sau:
- Kiểm tra thật kỹ các thông tin về diện tích, nội thất trong hợp đồng và Phụ lục xem thực tế có đầy đủ hay không.
- Nên đem theo bút thử điện, tua vít và thước dây để đo đạc thực tế, tránh tình trạng hệ thống điện, nước, diện tích bị chênh lệch so với hợp đồng.
- Yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các giấy tờ chứng minh bất động sản hợp lệ như bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu công trình, xác nhận an toàn PCCC,…
- Yêu cầu một bản sao sơ đồ hệ thống điện, nước để dễ dàng xử lý khi gặp vấn đề hoặc có nhu cầu khoan, lắp đặt thiết bị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết, giúp giải đáp diện tích thông thủy là gì. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho khách hàng khi lựa chọn tổ ấm cho mình. Nếu quý khách có nhu cầu mua hoặc thuê căn hộ, hãy liên hệ qua website của Pres để được tư vấn tốt nhất!